Hỗ trợ trực tuyến

Kiến thức xây dựng

  • Chuyên sản xuất và cung cấp Tấm lợp Đông Anh (Tấm lợp phẳng Fibro xi măng, Tấm lợp xi măng sóng lớn Fibro). Sản phẩm độc quyền - Chất lượng cao - Giá cả hợp lý, luôn luôn bền vững với mọi công trình. Dây truyền sản xuất mới - hiện đại - sản phẩm đạt chất lượng cao. Bán tại công ty hoặc vận chuyển tới tận nơi theo yêu cầu của Quý khách ...
  • Nhà chung cư hiện nay đang được nhiều người có nhu cầu mua nhà ở lựa chọn cũng vì những lợi ích của nó. Tuy nhiên sẽ gặp không ít những bất cập của nhà chung cư nói chung và trong chính căn hộ của bạn nói riêng. Tiếng ồn là một trong những bất cập đó ...
  • Đối tác

    Phát hiện ngói trang trí hình mặt hề tại Thành Nhà Hồ

  • PHÁT HIỆN NGÓI TRANG TRÍ HÌNH MẶT HỀ TẠI THÀNH NHÀ HỒ

    Ngày 7/3, tiến sĩ Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản thế giới Thành Nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) cho biết, qua khai quật khảo cổ học tại khu vực cửa phía nam Thành Nhà Hồ, cán bộ của trung tâm và Viện Khảo cổ học Việt Nam vừa phát hiện hàng trăm di vật, hiện vật là đầu ngói ống trang trí mặt hề, dùng làm diềm trang trí trên các mái cung điện của Vương triều Hồ.

    Theo tiến sĩ Trọng, các di vật đầu ngói ống trang trí mặt hề đều được làm bằng chất liệu đất nung, màu xám nhạt. Đầu ngói ống trang trí mặt hề có hình tròn, đường kính 14,2 cm, dày 1,5- 1,8 cm; trang trí mặt hề được đắp nổi, ngoài cùng là phần thân ngói ống, tiếp đến được khoét làm rãnh bao quanh mặt hề và tạo gờ nổi cho các phần trang trí. Mặt bên trong trang trí in khuôn nổi hình mặt người (mặt hề, hoặc có thể tượng trưng cho mặt trời). Xung quanh mặt hề trên trang trí nổi cách điệu râu cuốn thuận chiều kim đồng hồ.

    Được biết, khi khai quật, các đầu ngói ống trang trí đều đã bị vỡ; không còn mảnh lớn, đủ dáng để đánh giá chính xác niên đại của các đầu ngói ống trang trí hình mặt hề. Căn cứ vào chất liệu, hình dáng, kích thước, màu sắc, họa tiết hoa văn trang trí trên mỗi mảnh vỡ còn lại của đầu ngói trang trí, các chuyên gia nghiên cứu của Trung tâm Bảo tồn Di sản thế giới Thành Nhà Hồ cho rằng, đây là hiện vật mang đậm tính chất giao thoa văn hóa Việt- Chămpa thời nhà Lê ở thế kỷ XV- XVIII.../.
  • quảng cáo left
    quảng cáo phải